Kỹ năng vào cua dành cho tài xế mới học lái xe
Kỹ năng vào cua dành cho tài xế mới học lái xe, 19, Vinh Quý, Công Việc Làm Lái Xe
, 04/04/2018 13:26:25Giảm tốc độ vào cua an toàn trước khi vào cua
Để vào cua chính xác và an toàn, các lái xe cần chú ý những điều như sau:
Lái xe cần tập trung quan sát
Trước khi vào cua, các lái xe mới nên chú ý tập trung để ý và quan sát, không chỉ để định hình khúc cua trước mặt mà còn để biết được đoạn cua dài hay ngắn, điều kiện mặt đường thế nào và mật độ xe cộ trước và sau xe mình.
Anh Bình cho biết thêm: "Việc chú ý tập trung quan sát trước khi vào cua là hết sức quan trọng nhằm định hình khúc cua dài hay ngắn, điều kiện mặt đường khúc cua và mật độ xe phía trước, sau xe mình. Ngoài ra, quan sát kính chiếu hậu liên tục đễ giữ khoảng cách an toàn với xe phía sau. Nếu gặp đoạn đường có cua liên tục, nên chỉnh ghế ngồi cao hơn so với tư thế khi lái xe đường thẳng để dễ dàng quan sát và phản ứng hơn".
Giảm tốc độ vào cua an toàn trước khi đánh lái
Đây là lỗi mà đa phần hầu hết các lái mới đều mắc phải, nhiều tài xế do chủ quan nên không phanh khi vào cua hoặc khi đang vào cua mới rà phanh. Việc rà phanh khi vào cua chỉ áp dụng cho các tay đua để tiết kiệm thời gian cắt cua chứ lái xe vận hành trên đường thì không nên.
Khi xe chuẩn bị di chuyển vào đoạn đường sắp có cua thì tài xế nên chủ động phanh giảm tốc từ trước đến tốc độ an toàn, để việc vào cua không bị bất ngờ bởi tốc độ xe đang di chuyển.
>> Xem thêm các thông tin hữu ích tại đây: Học lái xe
Vào cua
Khi lái xe đã cho xe giảm tới tốc độ an toàn, lúc này mới đánh lái và đưa xe qua cua. Lái xe cần lưu ý không nên đánh lái nhiều lần, lái xe cần ước lượng độ cong của của để lấy lái một lần và giữ cố định góc xoay vô-lăng tới khi thoát cua.
Trừ khi góc cua quá dài hoặc lấy lái lần đầu hơi ít, tài xế có thể nhích thêm vòng xoay nữa để đưa chiếc xe của mình vào đúng quỹ đạo di chuyển. Khi lái xe lấy lái một lần thì chiếc xe đang di chuyển sẽ tạo được sự cân bằng. Tránh trường hợp do lấy lái quá nhiều nên tài xế rơi vào cảnh oversteer, xe xoay ngang, hoặc do chủ quan nên ở lần lấy lái đầu tiên hơi ít, dẫn đến understeer, xe chạy thẳng ra lề đường.
Anh Kiên chia sẻ: "khi vào cua bạn nên giảm tốc độ khi xe đang đi thẳng để chuẩn bị bước tiếp theo. Nhả phanh rồi mới được quay vô-lăng đúng một góc cần thiết, và giữ nguyên không cần chỉnh thêm. Khi xe đang lượn cần giữ ga đều và đảm bảo tốc độ, không được nhấn hoặc nhả ga vì tăng hoặc giảm ga trên mặt đường trơn có thể làm trượt xe. Khi xe đã vượt khúc cua trả vô-lăng về thẳng hướng, sau đó tăng ga".
Thoát cua
Đây là bước cuối cùng sau khi xe di chuyển trong đoạn cua, nhiều tài xế chủ quan tưởng chừng như đơn giản, nhưng lại đòi hỏi người lái xe phải mượt mà để không tạo ra độ giật quán tính khiến người ngồi trên xe lắc lư.
Đây cũng là một nguyên nhân khiến tài xế chỉ nên đánh lái một lần khi vào cua, khi đó đến hết đoạn của là bánh xe cũng sắp chuyển về trạng thái chạy thẳng, nhờ đó mà thân xe sẽ chuyển hướng nhẹ nhàng và êm ái. Nếu đánh lái quá nhiều, tài xế sẽ phải giật vô-lăng ngược lại khi hết cua, lúc đó thân xe bị chuyển hướng đột ngột, khiến người ngồi cùng có cảm giác bị quăng quật từ bên này sang bên kia xe.
Anh Nhật khuyên: "Bao quát tầm nhìn hai bên góc chéo phía trước, tránh vật cản góc chữ A làm khuất tầm nhìn khi bắt đầu vào cua hoặc ra khỏi khúc cua. Đồng thời, liên tục quan sát gương chiếu hậu để đảm bảo giữ đủ khoảng cách an toàn với xe lưu thông phía sau".
Lái xe vào cua đòi hỏi người lái có tính cẩn trọng cũng kỹ thuật điều khiển chắc chắn
Cuối cùng, quan trọng nhất vẫn là luyện tập các tài xế cần cứng rắn để đi qua những khúc cua mà không bị lôi cuốn bởi tốc độ. Ngồi sau vô-lăng xe càng hiện đại, càng trang bị nhiều công nghệ càng cho cảm giác an toàn ảo, chủ quan nên ga, phanh, đánh lái đều không ở ngưỡng an toàn.
Đến đích mới là điều an toàn chứ không phải cắt cua thiện xạ ra sao. Các tài xế cần chú ý những điều này để tránh những tình trạng đáng tiếc có thể xảy ra.
Tham khảo Nguồn Tổng Hợp.
>> Xem thêm:
Kinh nghiệm học và thi lái xe phần lý thuyết
Kinh nghiệm học và thi lái xe trong sa hình
Kinh nghiệm học và thi lái xe trên đường trường
Một vài điều cần lưu ý khi lái xe số tự động
Hồ sơ học bằng lái xe ô tô B2 gồm những gì?
Những lưu ý khi lái xe ô tô số sàn cơ bản cho người mới học lái xe
Hướng dẫn lái xe số tự động cơ bản cho người mới học lái
Kỹ thuật đánh lái xe ô tô cho người mới học lái xe
6 kỹ thuật lái xe xuống dốc, đổ đèo an toàn cho tài xế mới
Kỹ năng vào cua dành cho tài xế mới học lái xe Học lái xe
Các bài viết liên quan đến Kỹ năng vào cua dành cho tài xế mới học lái xe, Học lái xe
- 05/06/2019 Mô tả công việc nhân viên lái xe văn phòng 2235
- 04/04/2018 6 kỹ thuật lái xe xuống dốc, đổ đèo an toàn cho tài xế mới 1798
- 04/04/2018 Kỹ thuật đánh lái xe ô tô cho người mới học lái xe 1740
- 04/04/2018 Hướng dẫn lái xe số tự động cơ bản cho người mới học lái 944
- 03/04/2018 Hồ sơ học bằng lái xe ô tô B2 gồm những gì? 2284