6 kỹ thuật lái xe xuống dốc, đổ đèo an toàn cho tài xế mới
6 kỹ thuật lái xe xuống dốc, đổ đèo an toàn cho tài xế mới, 20, Vinh Quý, Công Việc Làm Lái Xe
, 04/04/2018 13:26:49Khi đổ dốc nên giữ tốc độ hợp lý - ảnh minh họa
Sau đây là 6 kỹ thuật để đưa xe xuống dốc an toàn
1. Tuân thủ đúng luật giao thông và các biển báo
Vì lý do an toàn, các đoạn đèo dốc luôn có một hệ thống biển báo, gương lồi san sát nhau. Đi đúng tốc độ cho phép, tuân thủ các biển báo, xem xét đánh giá tầm nhìn, khoảng trống, tốc độ khi muốn vượt xe trước. Xi nhan để xin vượt xe. Lúc lái xe nên giữ cho tâm lý ổn định vì những cảm xúc nhất thời có thể ảnh hưởng đến tâm lý và khả năng phán đoán, khả năng xử lý của người lái xe.
2. Giữ tốc độ hợp lý
Nếu bạn đi đường đèo theo đoàn, thấy xe đằng trước lao vun vút với những pha ôm cua ngọt lịm, nên nhớ rằng họ có kỹ năng tốt và kinh nghiệm đổ đèo dày dặn, vì vậy không nên lao theo với tốc độ đó, chỉ cần 1 pha xử lý lỗi là có thể xảy ra nguy hiểm đến tính mạng
Hãy đi với tốc độ mà mình cảm thấy an toàn, có thể xử lý vào cua được, giảm tốc độ nếu thấy có cảm giác chiếc xe lao hơi nhanh.
Tốc độ khi đổ đèo hợp lý nhất là tốc độ mà tài xế có thể làm chủ mà ít phải dùng phanh nhất, lúc đó xe sẽ xuống dốc bằng ga và dựa vào quán tính của xe là chính.
Luôn đi đúng làn đường của mình khi chạy xe đường đèo. Đặc biệt tránh cắt cua ở những nơi có vạch kẻ liền, đây là những góc cua khuất tầm nhìn và rất dễ xảy ra tai nạn.
"Để đảm bảo an toàn khi đi đường đèo dốc, không nên thay đổi tốc độ đột ngột quá lớn, không phanh gấp nhưng gặp trường hợp khẩn cấp vẫn có thể phanh để dừng được xe. Khi xuống dốc mà gặp đường trơn, mặt đường có nhiều bùn đất, người lái càng phải thận trọng, cho dù xe bạn có hiện đại đến đâu đi nữa. Gặp phải tình huống này, nên cố gắng chạy xe ở tốc độ ổn định, không đánh lái gấp, không phanh gấp, hãy lái xe ở tốc độ thấp nhất có thể, nếu đường có nhiều vũng bùn nước, thì càng phải cẩn thận hơn". Anh Quang chia sẻ.
3. Kỹ thuật phanh
Trên cung đường đèo dốc thì phanh xe lại càng có vai trò quan trọng hơn. Trước mỗi chuyến đi, hãy dành thời gian kiểm tra lại hệ thống phanh của xe như đai an toàn, má phanh, những bộ phận hỗ trợ giảm tốc, dầu trợ lực lái.
Tuyệt đối không được rà phanh liên tục. Sử dụng các hệ thống khác của xe để điều khiển xe giảm tốc độ. Khi rà phanh liên tục và nhiều, má phanh bị ma sát, hệ thống phanh nóng lên, dầu phanh sôi lên gây ra nhiều nguy hiểm cho xe và người lái xe.
Anh Thành nói: "Trước khi vào cua, nên giảm tốc độ, bắt đầu vào cua thì quay vô-lăng nhẹ nhàng vừa đủ để chuyển hướng ôm cua. Theo cảm giác lái và tốc độ vào cua mà quay vô-lăng, tránh quay quá nhiều làm xe bị lắc đuôi, khi hết cua thì từ từ nhẹ nhàng trả lái, tránh trả lái gấp và tuyệt đối không được thả vô-lăng tự quay hoặc xoa".
>> Xem thêm các thông tin hữu ích tại đây: Học lái xe
4. Kết hợp phanh cơ và phanh bằng hộp số
Đây là một trong những kỹ thuật đã được nhiều lái xe kinh nghiệm truyền lại. Nhiều xe đời mới trang bị hệ thống số tự động thay vì số sàn, nhưng cả hai loại xe đều được hỗ trợ chức năng phanh động cơ khi xuống dốc. Chính vì thế, khi đi những đoạn đường đèo dốc dài, lái xe không nên để số cao nhất, và kết hợp sử dụng phanh cơ.
Xe số tự động tuyệt đối không được để số N vì xe sẽ bị trôi.
Trước mỗi chuyến đi nên kiểm tra hệ thống phanh
5. Sử dụng số hợp lý
Nên cho xe chạy số thấp, không được phanh gấp, thả trôi xe hay thay đổi tốc độ đột ngột. Khi xe số tự động xảy ra hiện tượng trôi xe, ngay lập tức đệm phanh, đồng thời gạt cần số lần lượt xuống số cấp thấp hơn.
Đối với xe số sàn, trước khi đến đoạn đèo dốc, tùy vào điều kiện đường đi và thời tiết, hãy vào số thích hợp. Cắt côn khi phanh bằng hộp số bằng thao tác thật nhanh để côn không bị ngắt quãng quá lâu.
Anh Tí khuyên" "Để xuống đèo, dốc an toàn, người lái cần biết độ dốc thực tế của con dốc, tình trạng địa lý, thời tiết, địa hình, lưu lượng tham gia giao thông mà chọn số hợp lý. Tốc độ an toàn của xe khi xuống dốc là tốc độ mà người lái có thể làm chủ khi xuống dốc mà ít phải dùng phanh, khi đó chúng ta sẽ xuống gốc bằng ga là chủ yếu".
6. Luôn đi bám vào phần đường bên phải
Khi xe xuống dốc khúc quanh (dốc cua “tay áo”): xe luôn đi bám vào phần đường bên phải của mình, chớ chạy nhanh để hạn chế lực ly tâm đẩy ra làm lật xe hoặc xử lý phanh không kịp thời dẫn đến sự cố phóng xe xuống vực.
Nên kiểm tra xe trước khi đổ đèo, để chắc chắn nó ở trong trạng thái tốt nhất và an toàn nhất. Hãy bảo dưỡng xe đúng thời hạn để có thể kiểm soát được chất lượng hệ thống má phanh hay lốp xe của bạn, sửa chữa và thay thế kịp thời những nơi hỏng hóc. Kiểm tra áp suất lốp, độ mòn của lốp xe, nước làm mát, hệ thống đèn trên xe… trước khi lên đường.
Trên những cung đường này, quan trọng là bạn phải nắm chắc các kỹ thuật xử lý để đưa xe xuống dốc an toàn. Với những chia sẻ lái xe ô tô xuống dốc cũng như lên dốc trên thì hy vọng rằng có thể giúp các bạn, nhất là các bạn mới bắt đầu lái xe có thể lái xe 1 cách an toàn hơn.
Tham khảo Nguồn Tổng Hợp.
>> Xem thêm:
Kinh nghiệm học và thi lái xe phần lý thuyết
Kinh nghiệm học và thi lái xe trong sa hình
Kinh nghiệm học và thi lái xe trên đường trường
Một vài điều cần lưu ý khi lái xe số tự động
Hồ sơ học bằng lái xe ô tô B2 gồm những gì?
Những lưu ý khi lái xe ô tô số sàn cơ bản cho người mới học lái xe
Hướng dẫn lái xe số tự động cơ bản cho người mới học lái
Kỹ thuật đánh lái xe ô tô cho người mới học lái xe
Kỹ năng vào cua dành cho tài xế mới học lái xe
6 kỹ thuật lái xe xuống dốc, đổ đèo an toàn cho tài xế mới Học lái xe
Các bài viết liên quan đến 6 kỹ thuật lái xe xuống dốc, đổ đèo an toàn cho tài xế mới, Học lái xe
- 05/06/2019 Mô tả công việc nhân viên lái xe văn phòng 2168
- 04/04/2018 Kỹ năng vào cua dành cho tài xế mới học lái xe 1250
- 04/04/2018 Kỹ thuật đánh lái xe ô tô cho người mới học lái xe 1681
- 04/04/2018 Hướng dẫn lái xe số tự động cơ bản cho người mới học lái 924